Điện Biên không chỉ nổi tiếng với những sự kiện lịch và các điểm du lịch nổi tiếng, mà nơi đây còn có nhiều món ăn ngọn đặc đặc sản vu cùng hấp dẫn. Các món ăn của người dân tộc ở Điện Biên được chế biến rất cầu kỳ, nhất là nghệ thuật sử dụng các loại gia vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc
1. Đặc sản Cá nướng (Pa pỉnh tộp)
Theo tiếng Thái, “pa” có nghĩa là cá. “Pa pỉnh tộp” được hiểu là món “cá nướng gập”, mô tả đúng hình dáng của món ăn. Nguyên liệu chính của món pa pỉnh tộp là cá suối và các loại gia vị. Món ăn này đặc biệt cả từ cách chế biến cho tới cách kết hợp các loại gia vị.
Các loại cá chép, trôi, trắm còn tươi sống chọn con cỡ 0,5 – 0,8kg, làm sạch vảy rồi mổ lấy hết ruột ra, không rửa lại bằng nước. Đặc biệt, khi mổ cá phải mổ dọc sống lưng, kéo từ đầu xuống tận đuôi, để lại phía bụng cá thay vì mổ bụng cá như thông thường. Gia vị được nhồi trong bụng cá sẽ ngấm vào thịt, làm cho thịt đậm đà, hấp dẫn.
2. Đặc sản Gà nướng mắc khén
Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng có ở vùng núi Tây Bắc. Gà nướng mắc khén là món ăn rất nổi tiếng của người Thái ở vùng Tây Bắc, trong đó có Điện Biên. Gà được đem nướng trên than củi, có lửa không quá to, không phết thêm mỡ vào thịt gà như cách nướng thông thường.
Nướng từ từ thong thả. Lúc nướng để cho mỡ gà chảy ra tự nhiên sao cho da và thịt sát lại. Khi nướng cần lưu ý, thịt gà chín săn lại mới phết nước gia vị mắc khén. Gặp hơi nóng, mắc khén tỏa ra hương thơm ngào ngạt.
3. Đặc sản Gà đen
Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Gà Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp.
Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.
4. Đặc sản Xôi chim Mường Thanh
Xôi chim là một món ăn dân dã thường được xuất hiện trong các dịp lễ, tết của người dân Điện Biên. Xôi chim đặc biệt ở chỗ là khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm của hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ kết hợp với thịt chim ngói có nhiều thịt, mùi thơm và thịt chắc hơn các loài chim khác.
5. Đặc sản Thịt lợn xay hấp lá chuối
Nghe cái tên phần nào chúng ta cũng đã hình dung được cách thức chế biến của món ăn này. Thịt lợn xay nhuyễn ướp với các gia vị rồi gói chặt trong lớp lá chuối, đem đi chưng cách thủy khoảng 1 giờ cho chín là ăn được.
Tuy cách làm đơn giản nhưng khi ăn bạn sẽ mê mẩn cái mùi thơm của thịt hòa quyện với mùi thơm của lá chuối, hạt tiêu, phần thịt thì mềm và béo, dính chặt vào nhau rất lạ miệng.
6. Đặc sản Vịt om hoa chuối
Thịt vịt sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp với các gia vị như: Ớt, gừng, sả, mắc khén,… sau đó gói vào lá chuối om trong khoảng 3 tiếng ở lửa nhỏ cho đến khi thịt gà chín.
Món ăn này tuy màu sắc không được bắt mắt nhưng đổi lại mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.
7. Đặc sản Nộm hoa ban
Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái.
Nộm hoa ban là món ăn có sự hòa quyện của nhiều vị như chua, cay, đắng, ngọt, bùi,… khiến cho người ăn cảm thấy kích thích vị giác. Khi thưởng thức, đầu tiên người ăn có thể cảm nhận được hương vị rất thơm và bùi của hoa ban, đặc biệt là mùi thơm của mắc khén.
8. Đặc sản Canh bon
Món canh bon dân dã của đồng bào người Thái này thực chất được làm từ da bò hoặc da trâu kết hợp với cây bon (cây khoai nước), cà dại, rau thơm và các gia vị nấu thành.
Qua bàn tay khéo léo người dân đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn bởi sự thơm ngon giòn sật của da trâu quyện với vị hơi đắng của cà, thơm của mắc khén, ấm nóng của sả.
9. Đặc sản Sâu chít
Sau chít là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.
Sâu chít thường được dùng để ngâm rượu, vì với cách này sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng, không bị biến chất. Ngoài cách ngâm rượu, sâu chít có thể dùng để phơi khô, chế biến thành các món ăn rất hấp dẫn và bổ dưỡng.
10. Những món ăn đặc sản nổi tiếng khác
Ngoài ra Điện Biên còn nhiều nhiều món ăn đặc sản khác phải kể đến như: rượu mông pê Tủa Chùa, táo mèo Pha Đin, bánh chưng đen Huổi Só, lạp xưởng hun khói, ngô nếp tím Điện Biên, xôi nếp nương Điện Biên, long nhãn Pom Lót, mận Phiêng Ban, chè tuyết Sín Chải, bắp cải cuốn nhót xanh, dưa mèo, bún khô Thanh An, rau thối, lợn đen mười bốn vú Mường Lay, hạt dổi, mắc khén, chẳm chéo, khẩu xén Mường Lay, khoai sọ Tủa Chùa, gạo tám thơm Điện Biên, măng riềng, hoa đu đủ đực, bánh đa Hoàng Công Chất, gà mọ, khoai sọ Tủa Chùa, gạo lứt đỏ, cá ngần sông Đà, cơm lam, bánh chưng nếp nương, gỏi cá, côn trùng rang, vịt bầu cổ ngắn Tủa Chùa, bí xanh Tìa Dình, nếp cẩm, bánh dày Mông, xôi sắn, mật ong, thịt trâu gác bếp, dứa Mường Chà, rêu đá, măng, nậm pịa, đương quy Tủa Chùa, tiết canh lá bơ mó Mường Luân, rau sắn, lợn cắp nách Tủa Chùa, nếp tan Na Son,…